Thuyết minh về Bình Ngô Đại Cáo- văn mẫu lớp 10

Bình Ngô Đại Cáo – một áng văn lịch sử của nhà văn Nguyễn Trãi và được coi là bản tuyên ngôn độc lập của nước ta. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các em lập dàn ý cũng như bài văn mẫu thuyết minh về Bình Ngô Đại Cáo hay được tuyển chọn.

thuyet-minh-ve-binh-ngo-dai-cao-van-mau-lop-10-1

Bình Ngô Đại Cáo là áng thiên cổ hung văn

Dàn ý thiết minh về Bình Ngô Đại Cáo

Mở bài:

Giới thiệu về tác giả, tác phẩm cũng như những giá trị về nội dung và nghệ thuật của Bình Ngô Đại Cáo.

Thân bài:

  • Nêu luận đề chính nghĩa: Khẳng định nước ta tuy nhỏ bé như vẫn tự hào về nền bă hiến, lãnh thổ, phong tục tập quá, lịch sử. Cốt lõi của nhân nghĩa là một đất nước có cuộc sống nhân dân yên ổn, cái ác được diệt trừ.
  • Nêu bản cáo trạng ghi chép tội ác của kẻ thù bị vạch trần: tàn sát người Việt một cách dã man, tàn ác.
  • Tổng kết quá trình đấu tranh chống giặc Minh xảo quyệt và độc ác với những hình ảnh người anh hùng áo vải yêu nước, thương dân có lý tưởng cao cả, không chùn bước trước kẻ thù. Kèm theo đó là những chiến công oanh liệt của quân ta.
  • Tuyên bố hòa bình mở ra một kỷ nguyên mới độc lập cho đất nước.
  • Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng nổi bật trong tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo:
  • Ngôn từ dễ hiểu, đanh thép, hiển nhiên.
  • Các biện pháp đối lập.
  • Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật.
  • Nghệ thuật so sánh và liệt kê.

Kết bài:

Tóm tắt lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

thuyet-minh-ve-binh-ngo-dai-cao-van-mau-lop-10-2

Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo được sáng tác năm 1428

Những bài văn mẫu thuyết minh về Bình Ngô Đại Cáo

1. Bài văn mẫu thuyết minh Bình Ngô Đại Cáo số 01

Xuyên suốt lịch sử văn học Việt Nam, tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của đại thi hào Nguyễn Trãi được đánh giá là bản tuyên ngôn độc laaoj của dân tộc, là áng thiên cổ hùng văn lưu giữ đời đời.

Theo lệnh của vua Lê Lợi, Bình Ngô Đại Cáo ra đời sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Minh giành thắng lợi năm 1428. Khởi nghĩa Lam Sơn sau nhiều năm đầy cam go và khốc liệt đã giành được quả ngọt, buộc quân nhà Minh phải rút về nước.

Nguyễn Trãi (1380 – 1442) được coi là người toàn tài hiếm có trong lịch sử Việt Nam, là danh nhân văn hóa thế giới. Đối với người Việt Nam, ông mãi là một anh hùng dân tộc. Ông không chỉ đóng góp công sức rất lớn vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn mà còn là nhà thơ, nhà văn, nhà chính trị kiệt xuất. Ông như cây đại thụ của nền văn học trung đại Việt Nam.

Thể cáo – một thể văn nguồn gốc Trung Quốc và được viết bằng chữ hán. Đây là thể văn hùng biện chính luận để thông báo một đại sự kiện liên quan đến toàn dân tộc, thay đổi vận mệnh toàn dân tộc. Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo được Nguyễn Trãi viết theo thể này. Ngay từ tiêu đề, chúng ta có thể nắm được nội dung tác giả hướng đến chính là bài cáo trạng buộc tội giặc Minh, tuyên bố việc dẹp yên giặc xâm lược. Bố cục của bài cáo vô cùng chặt chẽ, mạch lạc với lập luận sắc bén theo lối biền ngẫu, vận dụng thể tứ lục thêm âm điệu đanh thép, hào hùng càng nâng cao giá trị và ý nghĩa của tác phẩm.

Cả tác phẩm chia làm 4 đoạn với 4 luận đề khác nhau nhưng liên quan chặt chẽ và bổ sung nhau. Đoạn mở đầu của bài cáo: luận đề chính nghĩa được nêu cao đó là tư tưởng chính nghĩa được kết hợp với độc lập của dân tộc. Tiếp đến đoạn thứ 2 là những tội ác, thủ đoạn của giặc Minh xâm lược bị vạch trần, bị tố cáo bằng một giọng văn đanh thép và oán hận trước những thống khổ khốn cùng dân ta đã phải chịu. Đoạn thứ ba dài nhất là bản hùng ca ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với ý chí và tinh thần bất khuất của dân tộc. Dù gặp không ít khó khăn nhưng nghĩa quân Lam Sơn vẫn vượt qua tất cả khiến quân địch phải khiếp sợ, phải chuốc lấy thất bại ê chề và nhục nhã. Đoạn thứ 4 cũng là đoạn kết: Lời tuyên bố đầy trịnh trọng và tự hào về độc lập và hòa bình bền vững của đất nước, niềm tin vào tương lai của dân tộc.

Bài cáo có yếu tố chính luận sắc bén nhưng vẫn dạt dào yếu tố văn chương tình cảm. Chính sự kết hợp hài hòa này tạo ra lý luận đanh thép, thấu lý đạt tình nhưng vẫn đầy hào hùng, sôi nổi và mãnh liệt. Suốt bài cáo, giọng điệu được thay đổi linh hoạt, khi thì thống thiết đau khổ xót thương nhân dân, khi sục sôi phẫn uất trước tội ác kẻ thù, khi tự hào trước bài ca chiến thắng, khi trịnh trọng trước nền độc lập dân tộc được bảo toàn. Tác phẩm chính vì thế vừa có giá trị lịch sử lớn lao vừa có giá trị văn học vĩ đại để các thế hệ người Việt Nam luôn tự hào, yêu mến.

2. Bài văn mẫu thuyết minh về Bình Ngô Đại Cáo số 02

Nguyễn Trãi – một tác gia lớn trong nền văn học Việt Nam. Ông đã để lại cho đời một kho tàng văn học đồ sộ bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với rất nhiều tác phẩm đi vào lịch sử. Một trong những tác phẩm không thể không nhắc tới trong sự nghiệp sáng tác của ông chính là tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo. Có thể nói tác phẩm này thể hiện một cách sâu sắc và trọn vẹn tư tưởng thân dân, lòng thương dân áo quốc của Nguyễn Trãi.

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo khá đặc biệt. Năm 1428, khi khởi nghĩa Lam Sơn dành thắng lợi trước giặc Minh xâm lược, Lê Lợi đã lệnh cho Nguyễn Trãi viết tác phẩm này. Trong hoàn cảnh lịch sử ấy, Bình Ngô Đại Cáo đã ra đời vào tháng Chạp năm Đinh Mùi như một bản tuyên ngôn độc lập, một áng văn hùng tráng của dân tộc ta.

Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo được Nguyễn Trãi lựa chọn thể cáo. Ngay từ việc lựa chọn thể thức cho tác phẩm đã thể hiện dụng ý của tác giả. Nguồn gốc của thể cáo xuất phát từ Trung Hoa viết bằng chữ Hán có thể bằng văn vần hoặc văn xuôi và phổ biến nhất là thể biền ngẫu. Thể cáo được dùng để thông báo tới toàn thể dân tộc những sự kiện trọng đại thay đổi vận mệnh đất nước và ở đây là sự kiện dân tộc ta giành độc lập sau nhiều năm bị giặc Minh đô hộ. Thể cáo đặc biệt đòi hỏi kết cấu chặt chẽ và mạch lạc với lý lẽ thuyết phục và lập luận sắc bén. Tác phẩm Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi hội tụ đầy đủ những đặc điểm của thể cáo.

Khi đọc bài cáo của Nguyễn Trãi, chúng ta dễ dàng nhận ra tác phẩm được chia thành 4 đoạn với 4 nội dung khác nhau nhưng liên quan và bổ sung lẫn nhau. Đoạn đầu tiên, tác giả nêu lên luận đề chính nghĩa. Đây chính là luận đề cơ sở của bài cáo để phát triển những ý tiếp theo:

“Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân

Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Nhân nghĩa ở đây được hiểu là cuộc sống yên bình, no đủ của nhân dân với cái ác, cái bạo phải được diệt trừ. Nhân nghĩa ở đây là lẽ trời, là điều bất cứ đất nước, dân tộc nào cũng đáng được hưởng.

Tiếp theo luận đề nhân nghĩa, ở đoạn thứ 2 của bài cáo, Nguyễn Trãi đã tố cáo, nêu ra những tội ác của giặc Minh xâm lược. Chúng đã đi ngược lại với đạo lý với lẽ trời, với nhân nghĩa trên đời khi đàn áp dân ta bằng những hành động khiến trời than, đất oán:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”

Đó là sự bóc lột đàn áp của giặc Minh bằng chính sách thuế má vô lý, nặng nề; đó là sự sát hại người dân vô tội vạ khiến gia đình tang tóc. Tác giả đã khắc hoạt một cách rõ nét đầy căm phẫn những tội ác ấy của kẻ thù. Tất nhiên không thể thiếu những dẫn chứng sắc sảo và lý lẽ vô cùng thuyết phục. Cũng từ đây tác giả thể hiện lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân cũng như ý chí dành độc lập mãnh liệt.

Đoạn thứ 3 như một lẽ tất yếu, tác giả đã tái hiện đầy chân thực quá trình chiến đấu đầy khó khăn và gian khổ của binh sĩ và nhân dân ta. Nhưng dù khó khăn và gian khổ đến đâu, bằng tinh thần quật cường, sự đồng lòng và đoàn kết, sự căm thù giặc sâu sắc, dân ta cũng vượt qua. Đội quân Lam Sơn dần trưởng thành và lớn mạnh theo năm tháng trong khó khăn và thử thác: thiếu lương thực thực phẩm, thiếu nhân lực. Từ những chiến công nhỏ, đội quân áo vải ấy đã làm nên những chiến thắng lớn khiến quân giặc phải khiếp sợ. Bằng chiến thuật lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều với tuấn kiệt như sao buổi sớm, nhân tài như lá mùa thu những thắng lợi vẻ vang mà quân ta đạt được là tất yếu:

“ Đánh một trận sạch không kình ngạc

Đánh hai trận tan tác chim muông”

Quân Minh dưới sức mạnh và ý chí của dân ta đã từng bước từng bước phải đầu hàng, chấp nhận thất bại ê chề và rút quân về nước.

Từ luận đề chính nghĩa, tố cáo tội ác của quân giặc và quá trình chiến đấu gian khổ nhưng đầy oanh liệt và tự hào của dân ta để khép lại với lời tuyên bố độc lập, khẳng định chính nghĩa đã thắng gian tà ở đoạn 4. Ở đoạn này, lời tuyên bố đầy trịnh trọng được cất lên khẳng định độc lập của dân tộc cũng như niềm tin sắt đá vào tương lại của dân tộc, đất nước sẽ sáng lạn và tươi đẹp hơn.

Không chỉ thành công trong nội dung như một bản hùng ca, tác phẩm còn để lại ấn tượng bởi những giá trị nghệ thuật hấp dẫn. Bài cáo là sự hòa quyện, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố lý luận chính trị và văn chương. Giọng điệu của bài cáo cũng được thay đổi linh hoạt phù hợp với từng nội dung: khi đầy thương xót nhân dân, khi đầy ai oán và căm phẫn kẻ thù, khi đầy tự hào trước thắng lợi của dân tộc, khi rưng rưng trước nền hòa bình dân tộc, trịnh trọng tuyên bố điều đó với toàn thể nhân dân và niềm tin vào tương lai.

Bình Ngô Đại Cáo của đại thi hào Nguyễn Du xứng đáng là tác phẩm xuất sắc của nền văn học nước ta. Áng thiên cổ hùng văn ấy mãi mãi sống trong lòng người dân Việt Nam.

Bài viết liên quan :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *