Những bài văn mẫu tóm tắt văn bản Làng hay nhất

Trong bộ môn Ngữ văn chủ đề tóm tắt truyện là chủ đề khá quen thuộc, để tóm tắt được các em cần đọc câu truyện thật kỹ để hiểu nội dung, xác định nhân vật chính của truyện, diễn biến câu chuyện đi theo nhân vật chính sau đó viết lại nội dung đầy đủ, súc tích bằng gọng văn của mình. Sau đây mời các bạn tham khảo mẫu bài văn tóm tắt truyện ngắn Làng để hiểu rõ hơn cách làm, giúp các em học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10 đạt điểm cao môn ngữ văn.

Tóm tắt văn bản Làng mẫu số 1

nhung-bai-van-mau-tom-tat-van-ban-lang-hay-nhat-1

Truyện Làng thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, một lòng đi theo cách mạng

Truyện ngắn Làng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân, nhân vật chính của truyện là ông Hai. Ông Hai là một người con của làng chợ Dầu, cũng như những người nông dân yêu nước khác ông đi theo cách mạng, làng chợ Dầu của ông cũng yêu cách mạng, đấu tranh cho cuộc kháng chiến rất oanh liệt. Ông Hai rất tự hào về cái làng Dần của mình, không kể được tình yêu của ông dành cho ngôi làng nghèo mà đượm tịnh đượm nghĩa như vậy. Do hoàn cảnh bắt buộc phải tàn cư không thể ở lại làng cùng anh em mà chiến đấu, ông Hai buồn lắm. Không còn cách nào khác ông tự tặc lưỡi “thôi thì đi tản cư cũng là kháng chiến”. Sống ở nơi tản cư bó buộc cả về vật chất lẫn tinh thần, ngoài những lúc làm việc cứ ngơi ra là ông Hai nghĩ về Làng, ông nhớ Làng da diết, ông thường sang nhà bác Thứ hàng xóm uống nước rồi thao thao kể lại những chuyện hồi ở làng, chuyện đánh giặc, bắt Tây với vẻ tự hào lắm. Một hôm ông Hai lân la ra phòng thông tin để nghe tin tức, trên đường về ông lão gặp một nhóm tản cư từ dưới lên. Thấy dân tản cư  ông lại xấn tới hỏi han chuyện làng quán, bất ngờ ông hay tin làng chợ Dầu của ông theo Tây làm Việt gian. Tin làng chợ Dầu làm Việt gian theo Tây chẳng khác nào như một tin dữ ập đến, “cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân”, “tưởng như không thở được”. Ông cúi gằm mặt xuống đi về, về đến nhà ông lão bằm vật xuống giường như mất hết sức lực, trong đầu ông không thể tưởng tượng được có một ngày làng chợ Dầu làm Việt gian, ông nhẩm đếm lại một lượt những người trong làng, toàn những người yêu nước, họ đã ở lại để chiến đấu không thể theo Tây được, nhưng ai hơi đâu mà bịa chuyện. Bao nhiêu suy nghĩ nhảy múa trong đầu, giằng xe nhau. Từ sau khi nghe tin đó, ông không dám ra khỏi nhà, ông nghe ngóng mọi người bàn tán, ông xấu hổ không dám nhìn ai, ông sợ mọi người biết chuyện làng chợ Dầu của ông theo Tây thì thật không còn đất mà sóng. Khi mụ chủ nhà bóng gió đòi đuổi cả nhà ông đi thì chủ tịch xã đích thân đi cải chính, làng Dầu của ông không theo Tây. Đây là chuyện vui như bắt được vàng, ông lão đi khoe khắp nơi, đến cái nhà của ông bị Tây đốt nhẵn nhụi mà ông cũng xem đó như thể chuyện vui nhất đời.

Tóm tắt văn bản Làng mẫu 2

Ông Hai là một người con của làng Dầu, cũng như bao nhiêu người con khác ông rất yêu quê hương, yêu làng xóm của mình. Kháng chiến chống Pháp theo chủ trương của chính phủ động viên mọi người đi sơ tản, gia đình ông cũng thuộc diện ra đi. Thật tâm trong lòng ông không hề muốn đi một chút nào, ông muốn ở lại cùng những người anh em của mình chiến đấu để giữ làng, giữ nước. Thế nhưng nhìn vợ con cám cảnh ở nơi tản cư không có người nương tựa ông đành dứt áo ra đi, âu “đi tản cử cũng là kháng chiến” nghĩ vậy lòng ông nhẹ nhõm thanh thản đi một chút. Đến nơi tản cư như đi tù, ông luôn khó chịu, bực bội với tất cả mọi thứ: gian nhà nhỏ tối ẩm thấp, tiếng lầm rầm tính tiền của vợ lão, mụ chủ nhà tham ăn chửi tục, nguyên nhân cho tất cả những bực bội đó là bởi vì ông nhớ nhà, nhớ quê hương. Thân thể ông Hai ở nơi đây nhưng tâm trí ông lại ở lại làng Dầu. Niềm vui nho nhỏ mỗi ngày của ông Hai là sang nhà bác Thứ hàng xóm thao thao kể chuyện về làng ông, những trận đánh Tây cùng với mọi người. Mỗi khi kể về những chuyện trước đó ông lại càng nhớ quê nhiều hơn. Một hôm cũng như các hôm khác ông ra phòng thông tin để nghe tin tức, sở dĩ ông phải giả vờ xem ảnh rồi nghe lỏm người ta đọc báo là bởi vì ông Hai đọc không thạo. Nghe đọc tin tức quân ta thắng liên tiếp nhiều trận khiến lòng ông như nhảy múa, ông ghé ngay quán nước nhấp ngụm trà, hút điếu thuốc lào như tự thưởng cho mình. Trong quán nước bỗng ông nghe được tin của mấy người tản cư từ dưới lên đồn nhau làng Dầu của ông theo Tây làm Việt gian, hỡi ôi tin đó như sét đánh, “tưởng như không thể thở được” “cổ họng nghẹn lại”. Ông bước về nhà nằm vật xuống không thể tin vào những gì mình vừa nghe thấy, liền mấy ngày sau đó ông không bước ra khỏi nhà một bước, vừa xấu hổ, vừa tủi nhục, vừa buồn bã. Đã thế bà chủ nhà nghe tin đồn cũng có ý muốn đuổi nhà ông đi, ông Hai não nề, không có nơi nào chứa chấp người của làng Việt gian hết, ông cũng không thể về quê, về quê để càng đau lòng hơn hay sao. Đang lúc rối rắm thì trưởng thôn Dầu cải chính, đó chỉ là tin đồn thất thiệt, ông Hai vui mừng khôn siết, ông nhảy múa đi khoe khắp nơi cái tin được cải chính đó, ông khoe nhà ông bị đốt sạch sẽ rồi, làng ông bị Tây đánh nhưng vẫn kiên cường.

nhung-bai-van-mau-tom-tat-van-ban-lang-hay-nhat-2

Nhân vật ông Hai có lòng yêu nước rất sâu sắc

Bài tóm tắt văn bản Làng mẫu 3

Kim Lân là một nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam, truyện ngắn  Làng được ngay giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp năm 1948. Chuẩn bị cho cuộc kháng chiển trường kỳ của dân tộc chính phủ kêu gọi người dân hãy di tản từ vùng tam chiến đến chiến khu. Truyện ngắn “Làng” đề cao tinh thần yêu nước, yêu quê hương. Qua nhân vật chính thể hiện một cách chân thực, cảm động về tinh thần kháng chiến của người dân, dù có ở nơi tản cư cũng một lòng hướng về cuộc kháng chiến. Truyện xoay quanh nhân vật ông Hai, gia đình ông Hai nghe theo chính phủ đi di tản, tuy ông và gia đình ở nơi tản cư nhưng ông vẫn không nguôi ngoai được nỗi nhớ quê nhà, hàng ngày ông momg ngóng tin tức về làng chợ Dầu của ông. Dẫu cuộc sống ở nơi tản cư rất khó khăn nhưng cứ nghe tin chiến thắng của dân ta lại khiến ông vui vẻ, bỗng một hôm ông nghe tin đồn làng chợ Dầu của ông theo Tây, tin tức đó với ông như một cú sốc lớn đên “không thể thở nổi”. Từ sau khi nghe tin đồn đó ông Hai không dám bước chân ra khỏi nhà, ông sợ ánh mắt soi mói dòm ngó của hàng xóm xung quanh, rồi đây mấy đứa con của ông sẽ bị mang danh là người của làng Việt gian. Sự thất vọng, sự xấu hổ cũng không sánh bằng nỗi buồn trong ông. Đang lúc bị chủ nhà đuổi đi vì không chứa dân Việt gian thì tin đồn được cải chính, tin này vui đến mức ruột gan ông như nhảy múa, từ bây giờ ông lại có thể ngẩng cao đầu với mọi người,  các con của ông lại được làm người rồi.

Bài tóm tắt văn bản Làng mẫu 4

nhung-bai-van-mau-tom-tat-van-ban-lang-hay-nhat-3

Ông Hai dù ở nơi tản cư vẫn một lòng hướng về quê hương

Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân là câu chuyện kể về một lão nông tên là Hai, ông Hai sinh ra và lớn lên ở làng chợ Dầu, ông luôn tự hào về quê hương của mình có những con người kiên trung, dũng cảm, một lòng đi theo cụ Hồ, đi theo cách mạng. Khi phải từ bỏ quê hương cùng gia đình đi tản cư lòng ông đau như cắt. Ở nơi ở mới nhưng một lòng ông vẫn đau đáu nhớ về làng chợ Dầu. Để vơi bớt nỗi nhớ quê hương hàng ngày ông đều đi sang nhà bác hàng xóm rồi thao thao kể chuyện làng ông với niềm tự hào, ông kể làng chợ Dầu ông đường toàn lát đá xanh, khắp đường làng cuối xóm bùn không dính đến gót chân, rồi làng chợ Dầu của ông có phòng thông tin tuyên truyền rộng nhất vùng, cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre. Bao giờ câu chuyện của ông Hai cũng bắt đầu một cách say sưa, hào hứng khi kể về làng và kết thúc bằng giọng chùng xuống, ánh mắt đượm buồn “lần này đi không biết đến bao giờ mới được quay trở lại”. Cuộc sống ở nơi tản cư không có công việc cộng thêm nỗi nhớ quê khiến ông lão lúc nào cũng bực bội, ông càu gắt vợ con, chuyện gì cũng làm cho ông không vừa mắt, từ chuyện gian nhà thấp, tối bộn bề với những dây quần áo ẩm sì, tiếng mụ chủ nhà reo réo chửi những trưa hè, chuyện đàn gà của mụ vặt hết luống rau ông trồng rồi chuyện vợ ông rì rầm tính toán tiền nong. Khi bực bội chỉ có cách đi ra khỏi ngôi nhà đó mới thấy nhẹ nhõm, một hôm ông đến phòng thông tin để nghe lỏm người ta đọc tin tức trên mấy tờ báo, nghe tin thắng trận của quân ta làm ruột gan ông lão vui đến nhảy múa cả lên, ông náo nức bước ra quán nước ngồi gặp một đám người cũng là dân tản cư dưới xuôi lên, ông lân la hỏi chuyện làng Dầu thì hay tin làng chợ Dầu của ông bây giờ đã theo Tây hết. Chuyện làng Dầu theo Tây làm ông lão xấu hổ tới mức ông đứng dậy giả vờ vươn vai, cười nhạt một tiếng, đánh lảng sang chuyện khác rồi đi về. Mấy ngày hôm sau ông không bước chân ra ngoài nửa bước, ông sợ hàng xóm nhắc đến hai chữ “Việt gian” lúc nào ông cũng nơm nớp tưởng như đang bàn chuyện làng ông. Đã vậy mụ chủ nhà đã đánh tiếng là không muốn cho nhà ông ở nữa vì “có lệnh đuổi hết Việt gian theo Tây không cho ở vùng này nữa” Ông Hai lặng ngồi, đầu óc rồi bời, biết đi đâu bây giờ, ở đâu người ta cũng xua đuổi, mà nếu không xua đuổi thì mình cũng không còn mặt mũi nào mà đi đến đâu được nữa. Ông cũng không thể về làng vì làng đã bỏ cụ Hồ, đã đi theo Tây thì còn về làm gì nữa. Ông lão chẳng biết làm gì chỉ biết trút nỗi lòng mình cho đứa con, cụ Hồ soi xét cho lòng bố con ông, bố con ông không bao giờ dám sai đơn. Đang lúc rồi bời thì tin đồn làng chợ Dầu theo Tây được cải chính, đích thân chủ tích làng lên để cải chính, ông lão vui mừng đi khoe khắp nơi. Tối hôm đó ông lại sang bác Thứ, kể chuyện giặc đến đốt phá làng thế nào, làng Dầu chống cự ra sao, tỉ mỉ như chính ông cũng tham dự trận đánh ấy.

Trên đây là những bài văn mẫu tóm tắt truyện ngắn Làng hy vọng sẽ giúp các em làm tốt chủ đề này trong bài kiểm tra đồng thời cũng giúp các em học tốt môn Ngữ văn hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *