Bài văn mẫu phân tích hình tượng con sông Đà hay nhất

Tác phẩm “người lái đò sông Đà” là tác phẩm văn học quen thuộc trong chương trình ngữ văn của các bạn học sinh lớp 12. Trong đó chủ đề phân tích hình tượng con sông Đà cũng là một đề bài quan trọng được dùng làm đề thi, đề kiểm tra. Vì vậy các bạn học sinh cần nắm chắc kiến thức và tham khảo trước những bài văn mẫu để biết cách triển khai ý, diễn đạt ý thành bài văn. Sau đây mời các em tham khảo bài văn mẫu phân tích hình tượng con sông Đà để chuẩn bị cho những bài kiểm tra sắp tới đạt điểm cao nhé.

bai-van-mau-phan-tich-hinh-tuong-con-song-da-hay-nhat-1

Người lái đò sông Đà là tác phẩm nổi bật của Nguyễn Tuân

Giới thiệu dàn ý bài văn phân tích hình tượng con sông Đà

Mở bài:

  • Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Tuân: là một nhà văn tài hoa, ông có tình yêu tha thiết, mãnh liệt với quê hương đất nước, ông thể hiện tình yêu của mình qua ngòi bút miêu tả một cách dữ dội thông qua những hình ảnh như vực sâu, thác cao.
  • Trong tùy bút “người lái đò sông Đà” hình ảnh dòng sông Đà qua ngòi bút của Nguyễn Tuân hiện lên vừa mãnh liệt, dự dội nhưng cũng rất đẹp, lãng mạn, qua trang văn của Nguyễn Tuân con sông Đà bỗng chốc trở thành một hình tượng nghệ thuật đặc sắc.

Thân bài:

  1. Khái quát
  • tác phẩm “người lái đò sông Đà” được rút ra từ tập “sông Đà của ông
  • Tác phẩm ra đời qua nhiều lần ông đi Tây Bắc đặc biệt là chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958, thời kỳ này cả nước đang kháng chiến chống thực dân Pháp. Thực tiễn chiến đấu và xây dựng ở nhiều vùng khác nhau đã mang đến nguồn cảm hứng sáng tác nên tác phẩm này.
  • “người lái đò sông Đà” không chỉ là những trang văn mà còn là trang nhật ký khám phá của ông. Nguyễn Tuân không ngại vất vả truy tìm đến tận nơi khai sinh sông Đà để biết được rằng phát nguyên của nó thuộc huyện Cảnh Đông, sông Đà cũng mang cái tên Trung Hoa rất thơ mộng: Bả Biên Giang, Li Tiên. Đến với những tác phẩm của Nguyễn Tuân chúng ta đến với những phát hiện rất độc đáo về quê hương mình, ông có một tâm hồn phong phú và tình yêu mãnh liệt với quê hương. Chắc không ai như ông để có thể viết 3 câu tả sắc nước sông Đà ông đã có đến mấy lần bay ngang miền sông ấy, cũng không có nhà văn nào rành rọt kể 50/73 tên thác nước lớn nhỏ từ Lai Châu về đến chợ Bờ. Qua những trang văn của nhà văn con sông Đà hiện lên với hai hình ảnh đối lập là hung bạo và trữ tình.
  1. Phân tích
  • Phân tích nét hình ảnh sông Đà hung bạo

+ vách đá: đá hai bên bờ sông dựng đứng thành vách chét lấy lòng sông hẹp. Lòng sông hẹp đến mức con hổ, con nai có thể vọt luôn qua sông được, đi ngang qua quãng sông ấy mùa hè cũng cảm thấy lạnh, chỉ đúng giờ ngọ mới thấy mặt trời

  • Cách so sánh rất tinh tế, vừa chính xác mà lại rất bất ngờ. Quả thật là một nhà văn tài ba khiến cho ta khi đọc những dòng văn ấy cảm thấy kinh động trí hồn, vừa thích thú, phấn khích, lại tò mò muốn khám phá.

+ gió: “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm” chỉ đọc thôi chúng ta cũng thấy sự dữ tợn của sông Đà

+ âm thanh: sử dụng cách so sánh độc đáo: “nước thở và kêu như cống bị sặc”, hay “chỗ nước sâu ặc lên những cái hút nước lôi tuột thuyền vè xuống”

+ những hòn đá: ngỗ ngược, nhăn nheo, méo mó, sử dụng biện pháp nhân hóa biến những hòn đá vô tri vô giác thành người, mà là những người du côn lúc nào cũng hăm dọa người: đứa thì hất hàm, đứa thì thách thức, bài binh bố trận, sắp đặt bên trái, bên phải đều là luồng chết..

  • Phân tích nét hình ảnh sông Đà trữ tình

+ tuôn dài như áng tóc ẩn hiện trong mây trời nở đầy hoa gạo, hoa ban của Tây Bắc

+ màu sắc của sông Đà đổi theo mùa: xanh ngọc bích của mùa xuân, lừ lừ chín đỏ khi mùa thu tới

+ niềm say mê của nhà thơ dành cho sông Đà như dành cho cố nhân, trân trọng, tự hào, nâng niu.

Kết bài:

tác phẩm cho ta thấy ngòi bút sắc nét của Nguyễn Tuân là sự kết hợp giữa một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, sự sắc nhọn của giác quan với kho từ ngữ giàu có và màu sắc. Tác phẩm gợi cho chúng ta tình yêu với thiên nhiên, đất nước.

bai-van-mau-phan-tich-hinh-tuong-con-song-da-hay-nhat-2

Sông Đà qua lăng kính của tác giả rất dữ tợn

Bài văn phân tích hình tượng con sông Đà

Nền văn học Việt Nam may mắn có một cây bút rất tài hoa đó là nhà văn Nguyễn Tuân, với ông tình yêu đất nước, yêu quê hương, tình yêu với thiên nhiên luôn được diễn tả một cách mãnh liệt nhất, phong vị độc đáo nhất. Có lẽ vì thế nên những trang viết đặc sắc nhất của ông là những trang tả đèo cao, thác nước, vực sâu. Nguyễn Tuân có rất nhiều tác phẩm có giá trị lớn, trong đó có sông Đà và nổi bật trong tác phẩm này phải kể đến tùy bút người lái đò sông Đà. Đây là thành quả đẹp đẽ nhất mà Nguyễn Tuân thu được trong chuyến đi thực tế đến Tây Bắc. Qua ngòi bút sắc bén hình ảnh con sông Đà vừa hung bao vừa trữ tình hiện lên sinh động và lay động lòng người.

Tùy bút “người lái đò sông Đà” được ông lấy cảm hứng từ những chuyến đi thực tế đến Tây Bắc năm 1958, đây không chỉ là những trang văn mà còn là những trang nhật ký khám phá của ông về sông Đà, trong đó con sông như một con người có nguồn gốc, gốc tích. Ông không quản nhọc công tìm đến nguồn khai sinh của nó để biết được rằng sông Đà có khai sinh từ Cảnh Đông, Vân Nam, Trung Quốc sau đó xin nhập quốc tịch Việt Nam. Vì sao tác giả phải cất công đi bao nhiêu cung đường, trăm ngàn vất vả như vậy để tìm đến gốc tích của con sông, phải chăng ông xem sông Đà cũng như một người con đất Việt cho dù nó có nguồn gốc như thế nào nhưng khi đã trở thành một phần đất Việt thì cũng xứng đáng được yêu như vậy. Ở đoạn đầu hình ảnh sông Đà hiện lên với dáng vẻ vô cùng hung bao nhưng cũng rất hùng vĩ, bằng việc vẽ ra hình ảnh thác nước, ghềnh bằng ngòi bút của mình Nguyễn Tuân khiến những ghềnh đá này hiện ra sinh động, chân thực, thậm chí còn đánh thức các giác quan của người đọc khi miêu tả lồng ghép phép so sánh “chẹt lòng sông như yết hầu”, “cảnh đá bờ sông dựng vách thành”, “đang mùa hè cũng cảm thấy lạnh”, “đúng ngọ mới thấy măt trời”, “hai bên lòng sông hẹp đến mức con nai con hổ đã có lần vọt qua bờ bên kia”. Để tăng thêm vẻ dữ tợn, rùng rợn như đang thách thức của dòng sông kia tác giả tăng thêm một bậc nữa bằng những âm thanh hết sức chân thực qua cách múa ngôn từ. Các ghềnh đá được tác giả miêu tả bằng những câu ngắn, trùng điệp nhau để tăng cảm giác“dài cả hàng cây số”, “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió”, “cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm”, “tiếng nước thở và kêu như cửa cống bị sặc, nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào”, lối viết trùng điệp và nghệ thuật sử dụng từ ngữ của tác giả khiến cho con sông trở nên hung tợn, hầm hè sẵn sàng nuốt chửng bất cứ người nào. Không chỉ đơn giản là hung bạo, dữ dằn mà đôi khi sông Đà còn quái dị, rùng rợn với cái điệu bộ “như oán trách, như van xin, rồi như khiêu khích, gằn giọng chế nhạo”, lúc khác thì lại “rống lên như một đàn trâu mộng lồng lộn tuông phá rừng lửa, rừng lửa với đàn trâu cùng gầm thét cháy bùng bùng”, quả thật, ngôn ngữ của Nguyễn Tuân vừa mang hình ảnh, mang màu sắc lại như mang cả âm thanh vào bức tranh con sông Đà khiến người nghe đạt đến tột đỉnh của cảm xúc, ghi ấn tượng mạnh mẽ về hình ảnh con sông Đà. Nếu như có người nào đó chưa cảm nhận được sự dự tợn của sông Đà  thì bằng những trải nghiệm thực tế đã băng qua con sông rất nhiều lần với sự quan sát tỉ mỉ tác giả còn khiến nó trở nên khủng khiếp hơn khi đặc tả lại những cái hút nước của con sông. Tác giả nhọc công lựa chọn ra những từ ngữ vừa đặc tả lại chính xác cái hút nước nhất qua lăng kính nghệ thuật của mình “giống như cái giếng bê tông thả xuống sông chuẩn bị làm móng cầu”, “mặt giếng xây toàn bằng nước sông xanh ve một áng thủy tinh khối đúc dày, khối pha lê xanh”, “từ đáy hút nước nhìn ngược lên vách thành mặt sông chênh nhau tới một cột nước cao đến vài sải”. Chẳng cần phải đến trải nghiệm, chỉ đọc đến đây chắc ai cũng rùng mình khiếp sợ. Vậy mà sông Đà dữ tợn còn một mặt nữa cũng dữ dằn không kém đó là những cái ‘trùng vi thạch trận”, những hòn đá được nhân hóa như những tên du côn dị bợm lúc nào cũng mai phục dưới lòng sông chỉ chực chờ thời cơ để nhổm cả dậy, đứa nào đứa nấy  mang bộ mặt “nhăn nhúm”, “méo mó”, chúng bày binh bố trận, giở trò khiêu khích như lũ sơn tặc, dọa nạt tất cả những ai đi ngang qua, mỗi đứa một nhiệm vụ chỗ thì “giáp lá cà”, chỗ thì phục kích, dẫn dụ mong tóm gọn con mồi mà ở đây chính là những người lái đó. Thật thán phục cách hành văn độc đáo giàu sắc màu của Nguyễn Tuân, nếu mục đích của Nguyễn Tuân là biến sông Đà thành kẻ thù của con người thì hẳn tác giả đã rất thành công.

bai-van-mau-phan-tich-hinh-tuong-con-song-da-hay-nhat-3

Tuy hung dữ nhưng cũng có một sông Đà rất trữ tình

Tuy vậy, sông Đà cũng có một vẻ trữ tình, nên thơ hiếm thấy được ở thượng lưu đó là khúc sông ở hạ lưu. Sông trở nên đằm thắm, hiền hòa hơn hẳn. Lúc này vẻ trữ tình của dòng sông được tác giả vẽ nên qua những liên tưởng rất tình “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đàu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời nở đầy hoa ban, hoa gạo của Tây Bắc”. Rất dễ nhận thấy tác giả đang so sánh với hình ảnh người con gái e ấp, quyến rũ khiến bất cứ ai cũng say đắm. Bằng tất cả tình yêu và góc nhìn của một người thi sĩ tác giả ví von “mùa xuân dòng sông xanh màu ngọc bích”, “mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu”. Được ví giống như người con gái đẹp, yêu chiều, đỏng đảnh nhưng cũng hay giận dỗi “lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về”. Với tác giả con sông Đà không chỉ như một mỹ nhân mà còn giống một cố nhân với những hình ảnh thân thuộc, mộc mạc của nương ngô, đồi cỏ gianh, bờ sông hoang dại…tất cả đều đẹp, đáng trân quý vô cùng.

Bằng tất cả những tài năng của người thi sĩ với ngòi bút săc bén, độc đáo, uyên bác và tài hoa của mình sông Đà được tác giả đặc tả như một thực thể có linh hồn, thực thể này tồn tại có lịch sử, có cuộc đời và có những nét cá tính riêng biệt, đối lập với nhau vừa dữ tợn vừa trữ tình. Qua đó tác giả muốn thể hiện tình yêu quê hương, đất nước, tự hào vì vẻ đẹp non sông đất nước của tổ quốc.

Trên đây là bài văn mẫu phân tích hình tượng con sông Đà, sau khi tham khảo các em hãy tự cảm nhận và viết ra những ý nghĩ của riêng mình nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *