Phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân- văn mẫu lớp 12

Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm kiến thức và kĩ năng ôn luyện văn đạt điểm cao trong các kì thi quan trọng, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách lập dàn ý cũng như bài văn mẫu phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân được tuyển chọn.

phan-tich-nhan-vat-mi-trong-dem-tinh-mua-xuan-van-mau-lop-12-1

Nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Dàn ý phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân

Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả Tô Hoài và tác phẩm.
  • Giới thiệu sơ lược về nhân vật Mị trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”

Thân bài:

  • Tình cảnh hiện tại của Mị: Không biết tự bao giờ, dưới sự đày đọa và áp chế, Mị đã sớm trở thành một con người vô cảm chỉ tồn tại cho qua ngày. Mị chẳng còn khái niệm, ý niệm về không gian và thời gian. Mị lúc đó sống chẳng khác nào kiếp con trâu, con ngựa cho nhà cường hào. Nhưng liệu sức sống trong Mị đã bị lụi tắt hay chưa?
  • Không gian bên ngoài tác động đến Mị trong đêm mùa xuân: Mùa xuân đến Hồng Ngài bao giờ cũng đẹp nhất, rộn rã sắc màu cùng âm thanh. Chính tiếng sáo tha thiết, chính không gian ấy đã khiến tuổi trẻ, sức sống và khát khao trong mị được đánh thức, được khơi dậy. Tiếng sáo đã vô tình đánh thức những kỉ niệm tưởng đã bị chôn vùi trong Mị.
  • Mị hồi tưởng lại mùa xuân năm đó cũng đầy màu sắc cũng rộn rã âm thanh như này. Mùa xuân năm đó Mị đã từng hạnh phúc, nhưng đã xa xưa lắm rồi. Vì thế Mị đem rượu ra uống và rồi Mị say.
  • Như một chất men xúc tác, rượu đã đánh thức Mị. Có lẽ lúc này chỉ khi say Mị mới được sống lại những ngày xưa ấy khiến Mị vui sướng biết bao. Khi say Mị mới thoát ra khỏi thực tại là con dâu gạt nợ nhà cường hào, Mị mới được là cô gái say sưa nghe tiếng sáo tình duyên của tuổi đôi lứa. Mị bất giác thổi lá như ngày xưa – ngày biết bao chàng trai đem lòng si mê Mị vì tiếng sáo ấy. Mị thấy rằng mình vẫn còn trẻ lắm.
  • Ở đây có sự đối lập rất lớn giữa thực tại và quá khứ trong tâm tưởng của Mị: Mặc dù Mị say, Mị sống trong quá khứ nhưng thực tại Mị vẫn đang là con dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra. Mị chợt nghĩ đến việc kết liễu đời mình. Nếu có lá ngón trong tay Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn nhớ lại.
  • Bất giác Mị muốn đi chơi như những người trẻ đang dập dìu ngoài làng kia. Trong vô thức, Mị xắn thêm mỡ bỏ vào đèn cho sáng và Mị bắt đầu sửa soạn đầu tóc, trang phục. Mị làm trong vô thức như sức sống trong Mị đang vẫy gọi nên thật bình thản như ngày xưa. Bởi trong đầu Mị lúc này chỉ có tiếng sáo mà thôi.
  • Thế nhưng Mị chưa kịp sống trong hồi ức ấy lâu đã bị A Sử hành hạ, lôi ra khỏi dòng suy nghĩ đó. A Sử thẳng tay bước lại trói Mị và đáng Mị. Tóc Mị cũng được cột lên để Mị không thể cúi đầu không thể nghiêng đầu được nữa. Nhưng nó có biết đâu đứng trước mặt nó bây giờ đang là một cô Mị khác, Một cô Mị của ngày xưa khi nó lừa lọc để mang về.

Kết bài:

Tô Hoài đã rất thành công khi khắc họa nhân vật Mị chỉ qua diễn biến tâm trạng. Nhân vật Mị mặc dù hành động rất ít trong đêm tình mùa xuân nhưng người đọc vẫn thấy sự đấu tranh, sự nghẹn ngào và xót xa cho số phận con người.

phan-tich-nhan-vat-mi-trong-dem-tinh-mua-xuan-van-mau-lop-12-3

Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài

Bài văn mẫu phân tích nhân vật mị trong đêm tình mùa xuân

Nhà văn Tô Hoài là nhà văn nổi tiếng ở Việt Nam trước và sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn học hay và trong đó không thể không kể đến Vợ chồng A Phủ – một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông. Tác phẩm kể về cuộc đời đầy chông gai, đau khổ của nhân vật Mị và A Phủ trong thời kỳ thực dân phong kiến nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục trước số phận. Đặc biệt gây ấn tượng chính là đoạn trích đêm tình mùa xuân.

Nhân vật Mị không chỉ là một nhân vật trong truyện ngắn, Mị đã trở thành hình tượng nghệ thuật đặc sắc của nền văn học Việt Nam mang ý nghĩa khái quát cao. Mị đại diện và tiêu biểu cho cuộc sống đau khổ, tủi nhục nhưng bằng ý chí, bằng sức sống mãnh liệu đã vùng lên tự giải phóng chính mình, giải phóng đồng bào mình. Mị trong đêm tình mùa xuân dưới ngòi bút của Tô Hoài đã được lột tả trọn vẹn cuộc đời, con người với tình yêu mãnh liệt, kháo khao sống cháy bỏng nhưng lại bất hạnh.

Mị vốn là người con gái đẹp người đẹp nết nên được rất nhiều chàng trai si mê. Thế nhưng chỉ vì món nợ truyền đời mà Mị bị bắt đem làm con dâu trừ nợ cho nhà thống lý Pá Tra. Kể từ đó tuổi xuân của Mị bị A Sử giam cầm và tước đoạt. Cũng từ đây, Mị bắt đầu chuỗi ngày dài sống trong tủi nhục và đọa đày. Mị chẳng khác nào kẻ tôi tớ, con trâu con ngựa trong nhà. Chính sự đày đọa ấy đã dần biết Mị trở thành người cam chịu, trở thành người nhẫn nhịn và chỉ sống trong vô cảm, vô thức. Những chống trả quyết liệt khi mới bị đem về, Mị đã từng ăn lá ngón tự tử nhưng chỉ vì thương cha già cô đã chấp nhận sống cuộc đời không còn là của mình. Mặc dù còn sống, nhưng Mị như đã chết. Mị đã chết trong tâm tưởng, chết ngay khi mình vẫn còn trẻ. Mị đã chai lì trước cuộc đời. Thế nhưng liệu những khát khao, ngọn lửa sống trong Mị đã tắt hẳn chưa? Nó chỉ như tàn lửa âm ỉ cháy nếu gặp thời, gặp ngoại cảnh tác động sẽ lại bùng lên dữ dội như nó đã từng.

Tô Hoài đã thật tinh tế và khéo léo khi lấy khung cảnh mùa xuân để diễn biến tâm trạng của Mị bùng nổ. Mùa xuân đã tới trên núi cao, bản làng với âm thanh rộn rã, màu sắc rự rỡ. Đây chính là mùa xuân trong lòng Mị khi Mị vẫn còn hạnh phúc, vẫn còn vui vẻ. Mùa xuân ở Hồng Ngại tuyệt đẹp biết bao. Đứng trước mùa xuân ấy có ai không khỏi động lòng? Đêm tình mùa xuân đã tới với những chiếc váy hoa sặc sỡ của các cô gái, với tiếng cười đùa ầm ĩ của trẻ con với tiếng sáo réo rắt của những chàng trai làng… Mị hoàn toàn chỉ ngồi trong nhà để nghe âm thanh, nhưng khung cảnh mùa xuân ngoài kia lại hiện lên đậm nét và chân thật vô bờ. Bởi tất cả đã in sâu trong tâm trí Mị, tất cả như mới ngày hôm qua Mị còn vui vẻ thổi sáo khiến bao chàng trai si mê.

Chính sức sống tưng bừng của vạn vật đã làm hồi sinh Mị, đã đánh thức sức trẻ trong Mị. Cũng từ lúc này diễn biến tâm trạng Mị bắt đầu giữa nhiều cảm xúc pha trộn: vui sướng và đau khổ, tủi nhục và khát khao sống. Những cảm xúc ấy cuộn xoáy trong lòng Mị, trào dâng trong lòng Mị. Bất giác Mị mấp máy môi nhẩm theo lời bài hát. Có tin được không, sau nhiều năm câm lặng trong khổ đau, người con gái ấy lại cất tiếng hát thầm. Cảnh xuân nhộn nhịp quá cùng cảnh ăn Tết ồn ào trong nhà Thống lý khiến Mị nhớ lại ngày xưa dù chưa xa. Mị nhớ ngày Tết Mị cũng uống rượu. Mị liền lấy rượu và uống ừng ực từng bát như uống nỗi cay đăng, tủi nhục vào trong lòng. Mị cố uống cố uống để quên đi thực tại, quên đi những đớn đau trong lòng mình. Nhưng cũng chính hành động uống rượu của Mị đã mở đầu cho chuỗi diễn biến tâm trạng cuộn xoáy trong đêm tình mùa xuân.

Mị say, Mị ngồi đó nhìn mọi người nhảy đồng và rồi men rượu đánh thức sức sống, nỗi nhớ trong lòng Mị trỗi dậy. Mị thoát khỏi thực tại và sống về ngày trước. Tiếng sáo réo rắt gọi bạn tình cứ vang vọng, văng vẳng bên tai Mị. Tiếng sáo ấy Mị đã nghe nhiều năm là tiếng sáo của tình yêu rạo rực, là tiếng sáo của tuổi thanh xuân căng tràn sức sống. Mị đã thoát xác không còn là con dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra nữa. Mị đã trở thành Mị của ngày xưa, khi mẹ còn trẻ dù chỉ trong tâm tưởng. Mị uốn lá để thổi như ngày xưa mỗi lần xuân về Mị thổi sáo. Tiếng sáo ấy của Mị hay đến mức nhiều chàng trai si mê. Mùa xuân thời con gái tươi đẹp đã thức dậy trong lòng Mị. Khát vọng sống như ngọn lửa đã bùng cháy trong tâm hồn Mị.

Diễn biến tâm trạng Mị mặc dù phức tạp nhưng lại rất hợp lý: Cô bị mâu thuẫn, bị giằng xé giữa thực tại là con dâu gạt nợ với những khát khao tự do, khát khao sống, khát khao yêu đương đang bùng cháy mạnh mẽ trong lòng. Mị cứ ngồi cứ nhớ, cứ sống trong ngày xưa mà chẳng biết tiệc rượu nhà thống lý đã tan tự bao giờ. Tâm trạng Mị vẫn còn phơi phới, lòng Mị vui sướng như những ngày Tết trước đây và như một điều tất yếu Mị nhận ra mình còn trẻ và Mị muốn đi chơi. Không có một thực tại phũ phàng, oan nghiệt nào có thể làm dập tắt sức sống, sức trẻ trong người con gái đáng thương ấy.

Nhưng quay về thực tại, Mị càng phẫn uất càng đau khổ cho chính mình. Mị ước có nắm lá ngón trong tay để chết ngay. Cái chết của Mị mong muốn là cái chết giải thoát, giải thoát khỏi cuộc sống kiếp con dâu gạt nợ, thoát khỏi cuộc sống kiếp con trâu con ngựa. Mị khóc – nước mắt ứa ra đầy uất ức. Thế nhưng tiếng sáo ngoài kia vẫn không buông tha cho Mị vẫn gọi vẫn mời.

Mị thản nhiên sắn thêm mỡ cho vào đèn để chuẩn bị. Mị quấn lại tóc, Mị mặc chiếc váy hoa – Mị sửa soạn để đi chơi trong vô thức. Thế nhưng A Sử nào có buông tha cho Mị. Hắn liền trói Mị và cột nhà, buộc tóc Mị lên để Mị không cúi xuống được. A Sử đâu biết, đứng trước mặt hắn bây giờ đâu phải Mị thực tại mà là Mị của ngày xưa, ngày hắn đã dùng mọi cách lừa lọc đem về. Mị bừng tỉnh để thấy sự đối lập giữa quá khứ và thực tại cứ đan xen trong lòng Mị. Khi Mị tỉnh hơi men, Mị cựa xem mình còn sống hay đã chết, dây trói xiết vào da vào thịt như dao cứa nhưng làm sao đau đớn bằng nỗi đau quằn quại trong lòng mình hiện tại. Mị thương cho bản thân Mị, Mị cũng thương cho cuộc đời những người phụ nữ phải làm dâu cường hào nhưng có khác gì tôi tớ.

Suốt đêm tình mùa xuân, nhân vật Mị hành động rất ít nhưng diễn biến tâm trạng lại vô cùng gay cấn và sinh động. Dường như Tô Hoài đã hóa thân vào nhân vật để diễn ta tâm trạng ấy. Dù lần trỗi dậy thứ nhất của Mị không thành, nhưng chúng ta hiểu không có một thế lực cường hào nào có thể dập tắt được sức sống và tình yêu trong lòng người con gái ấy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *