Đề cử nghị luận về tình yêu thương con người cuộc sống hay

Văn nghị luận về tình yêu thương là đề tài mở mà hầu hết trong các kỳ thi trung học, phổ thông, tốt nghiệp đều có. Chính vì thế, đối với chủ đề này không phải học sinh nào cũng có thể khai thác đúng vào chủ đề như tác giả mong muốn cũng như không biết cách triển khai ra sao. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu hơn về lập dàn ý một bài văn nghị luận yêu thương

Nghị luận về tình yêu thương

Mở bài

Mở bài: Nghị luận về tình yêu thương
Mở bài: Nghị luận về tình yêu thương

Các nhà văn hầu hết đều khai thác sự yêu thương ở con người, tình gia đình, tình mẹ con, anh em, tình bạn, tình yêu tất cả đều xuất phát từ con người chính là đối tượng chính trong văn học. Tất cả đều mong muốn mang những ý nghĩa theo chiều hướng tốt đẹp và nhân văn. 

Chính vì thế mà các tác phẩm văn học luôn hướng đến lòng nhân ái của con người, yêu thương giữa người với nhau tạo nên nét đẹp đồng điệu trong văn học và tình thương. Trong số những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta lòng nhân đạo luôn được đề cao. Đó cũng là nét đẹp của tâm hồn con người.

Thân bài

Thân bài: Nghị luận về tình yêu thương
Thân bài: Nghị luận về tình yêu thương

 

Có nhiều loại văn trong thể loại nghị luận yêu thương mà bạn có thể phân tích để bài viết đi đúng hướng:

Văn chứng minh

Ví dụ như chứng minh câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Đây là dạng đề chứng minh về câu ca dao tục ngữ. Để làm tốt hơn các em nên dựa theo các bài văn mẫu, tìm ý và sử dụng vào trong bài văn của mình. Dưới đây là bài văn mẫu tham khảo giá trị dành cho học sinh đang làm văn chứng minh. Tình thương cũng đi liền với đạo đức, chính vì thế bạn có thể trích tục ngữ, ca dao liên quan để chứng minh.

Đạo đức sẽ thể hiện được tính cách, phẩm chất và giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Những người có phẩm chất tốt thường sẽ giàu tình yêu thương. Đồng thời, trong đạo đức có rất nhiều phạm trù khác nhau để đánh giá bản chất của con người. Và lòng biết ơn, sự ghi nhớ ơn nghĩa của người khác đối với mình cũng là một phạm trù quan trọng của đạo đức. Đây được coi là một phẩm chất không thể thiếu trong cuộc sống. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cái mai sau.
Loại văn này bạn phải lấy ra được những dẫn chứng thực tế có thể là trong cuộc sống thường ngày, trên báo đài. Về một sự kiện nào đó diễn ra khiến bạn tâm đắc và chứng minh được rằng tình yêu thương luôn tồn tại. Trong cuộc sống vốn dĩ đã là còn người thì ai cũng sẽ có trái tim và tình yêu thương mà có người thể hiện ra có người không

Hay nói đúng hơn ta phải thương yêu, đùm bọc nhau. Mang giá trị tốt đẹp hướng tới những điều tích cực trong cuộc như sự yêu thương, đùm bọc xuất phát từ câu chuyện “Âu Cơ và Lạc Long Quân” lấy nhau sinh ra bọc trăm trứng 

Những ví dụ điển hình mà bạn có thể làm dẫn chứng như:

  • Miền Trung lũ lụt, miền Nam, miền Bắc sẽ cùng nhau chung tay giúp đỡ.
  • Những năm tháng chiến tranh, miền Bắc gửi đạn dược, vũ khí vào cho miền Nam chiến đấu.
  • Những người nghèo, người già neo đơn đã có những tấm lòng hảo tâm giúp đỡ
  • Những đứa bé bị bỏ rơi được đưa về nuôi dưỡng
  • Hay thậm chí là những chú chó con được cứu giúp trong cơn đói rét ngoài xã hội….

Văn giải thích

Các bạn cần phải đưa ra những lời giải thích và biện luận cho sự kiện mình đã nêu ra. Có thể nói “Nhân” là người, “ái” là yêu. “Nhân ái” được giải thích như là lòng yêu thương đối xử với nhau giữa người với người thật tốt đẹp. Tình yêu thương này còn là thước đo nhân cách con người .

Bạn có thể thấy một vài câu thơ về tình yêu thương để giải thích và phân tích lập luận chặt chẽ về nó.

Văn phê phán

Ngoài văn biện luận tích cực, bạn có thể lấy một tiêu điểm để phê phán về lòng người đang bị tính rẻ. Đại loại như vì sao lại có người ăn xin nhưng không ai thương cảm. Vì sao lại có những người giả dạng ăn xin để chiếm lấy lòng thương hại. Hay tại sao chúng ta lại vứt đi những đứa con mà chính chúng ta đã sinh ra. Phê phán những sự kiện xã hội cũng là cách đánh bật và khơi dậy tình thương của con người cần có trong xã hội ngày nay.

Văn đánh giá

Ngày nay, lòng nhân đạo được mở rộng trên toàn thế giới. Vàng, trắng, đen tuy khác màu da vẫn thương yêu giúp đỡ nhau. Hãy đánh giá về một tình huống xảy ra. Cũng giống như bản thân học sinh, những bạn đang làm những bài thi cũng nên thể hiện tình thương yêu của mình với các bạn bè trong lớp, với ba mẹ, với người thân, người thân xóm giềng, những người cơ nhỡ.

Thương yêu nhau không có nghĩa là che giấu tội lỗi của nhau, mà phải giúp nhau cùng tiến bộ, phải chỉ ra sự sai trái và cùng nhau thay đổi.

Khái quát về nội dung tình thương

Tình thương là một phạm trù rất rộng lớn tùy thuộc vào mối quan hệ và đối xử, nằm ở trong tâm mỗi người. Tính thương là thiện niệm, là lòng trắc ẩn và được hình thành từ những mối quan hệ, những tư tưởng hay các giá trị đạo đức sẵn có trong xã hội.

Có những mối liên hệ giữa người với người hay cũng có sự gắn kết trái tim và có sự tương tác với nhau thì sẽ nảy sinh tình thương. Ngược lại, tình thương cũng là sợi dây gắn kết chặt chẽ cho các mối quan hệ. Chính vì lý do này, từ xưa đến nay, tình thương luôn là một đức tính, đạo lý mà ông cha ta luôn đề cao và truyền từ đời này sang đời khác. 

Chúng ta cũng có thể đúc kết tình yêu thương từ những căn dặn của ông cha thông qua những câu tục ngữ để đời như:

  • “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”
  • “Bầu ơi thương lấy bí cùng,

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

  • “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.”
  • “Anh em như thể chân tay

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.””

  • “Thương người như thể thương thân.
  • “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

  • “Chị em như chuối nhiều tàu

Tấm lành che tấm rách đừng nói nặng lời

Một giọt máu đào hơn ao nước lã

Anh em như thể tay chân

Thương người như thể thương thân”

  • Bỏ thì thương, vương thì tội.
  • Một thời loạn bằng vạn thời bình.
  • Chim kêu ai nỡ bắn.
  • Không ai đóng vai vật đứa què.
  • Thịt da ai cũng là người.
  • Ăn nhạt mới biết thương đến mèo.
  • Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
  • Tay đứt, ruột xót.
  • Thương người như thể thương thân.

Chúng ta cũng có thể lấy dẫn chứng về tình yêu thương như ở các tác phẩm văn học Việt Nam nổi tiếng. Lão Hạc đã đối với Cậu Vàng như một người thân thật sự, buồn vui có nhau. Ngày Cậu Vàng ra đi, ai thấu được tâm can ông lão đau thế nào, đứt ruột gan như chính cái cách ông bố già tiễn người con xa xứ. Lão Hạc là người gặp bất hạnh chồng chất bất hạnh. Là thân phận đáng thương trong câu chuyện ngày xưa. Trước đây, lão Hạc bất hạnh vì vợ chết. Nay, lão rơi vào nỗi bất hạnh vì con ra đi biền biệt. Đối với lão “ngày cũng như đêm chỉ thui thủi một mình”. Bây giờ lão đành làm bạn với con chó Vàng. Lão và chó Vàng vui buồn có nhau. Bên nhau như đôi bạn tri kỉ. Dù đứa con ở phương xa nhưng lúc nào lão cũng nghĩ về con và lo cho con: “Ta bán vườn của nó, cũng nên để ra cho nó, đến lúc nó về, nếu nó không đủ tiền cưới vợ thì ta cho vợ chồng nó để có chút vốn mà làm ăn”.

Nỗi đau của lão Hạc không kém nỗi đau của lão Gôriô trong kiệt tác cùng tên của đại văn hào Balzac

Tiếng khóc của lão Hạc bơ vơ, lạc lõng giữa dòng người, dòng đời. May mắn thay, ông giáo chia sẻ với lão nhưng ông giáo cũng nghèo. Lão hết khổ này đến bệnh nọ, cuộc sống ép lão đến bước phải bán đi tri kỷ. Việc bán con chó Vàng đi khiến lương tâm của lão ray rứt mãi: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Tình thương yêu con vật có nghĩa khiến lão nghĩ mình là kẻ bạc bẽo, đánh lừa loài vật. Con người lừa dối con người đã xấu xa. Tồi tệ hơn khi con người lừa con vật. Vì lão Hạc nghĩ như thế nên lão cảm thấy hổ thẹn. Những lời nói giữa lão Hạc và ông giáo cho chúng ta thấy lão Hạc đang trên đường đi đến đỉnh điểm của nỗi khốn khổ và bất hạnh: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người may ra có sung sướng hơn một chút… Kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn!…”. “Nếu kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?” Chắc có lẽ, lão Hạc là người tín ngưỡng phật giáo nên gặp đau khổ, lão liên tưởng đến thuyết “nhân quả ba đời” của nhà phật. Những lời lão Hạc thốt ra thể hiện sự nhân từ lẫn mỉa mai, chua chát, thất vọng, bế tắc. Tuy nghèo nhưng lão Hạc vẫn luôn nghĩ đến con.

Hay có thể phân tích tác phẩm Ông lão và con cá vàng. Vì tình thương, tâm can tốt bụng nên ông thả cá Vàng đi dù chẳng ruột thịt. Nhưng cá vàng cũng đã trả lại ông bằng tình yêu thương của sự biết ơn. Trả ơn vì sự biết ơn

Truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” giúp ta thêm yêu quê hương, đất nước. Với cái nguồn gốc “đồng bào” – đều là con Mẹ Âu Cơ – Cha Lạc Long Quân, chúng ta từ nhỏ đã được dạy dỗ rằng phải yêu thương, giúp đỡ mọi người xung quanh.

Còn có thể kể đến tác phẩm lừng lẫy oai hùng “Đồng Chí”, mỗi câu thơ, mỗi câu chữ là chứa chan tình đồng đội. Những người đã sát cánh kề vai trong lúc sinh ly tử biệt, cái chết cập kề đều một lòng hướng về sự hòa bình của tổ quốc, gian khó có nhau.

“ Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,

Sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi.

 

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay!

 

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.”

 

Chúng ta làm sao có thể thấu được đem rét lạnh run lên những người lính đã thương nhau tay nắm bàn tay. Có thể thấy được tình yêu thương được thể hiện rõ nhất khi chúng ta cùng gặp gian khó, mới thấu được tình người có ở bất cứ ai, bất cứ khi nào.

Tiếp nối đến văn học hiện đại, tình thương lại càng được chú ý và được thể hiện đa dạng hơn trong nhiều tác phẩm khác nhau nổi tiếng bởi cái chan chứa trong tình yêu thương bằng cách này hay cách khác mà tác giả đã gửi gắm. Tác phẩm “Những ngày thơ ấu” đã cho ta thấy một tình mẫu tử cao quý và cảm động. Ai thấu được tình mẫu tử vốn dĩ thiêng liêng thế nào khi là mẹ, là người mang nặng đẻ đau, là người coi đứa con như sinh mệnh. Câu chuyện đầy xúc động đã lấy đi bao nhiêu nước mắt của người đọc, để lại biết bao ý nghĩa và để lại trong lòng người đọc là sự khắc khoải. Không chỉ khắc họa tình mẫu tử thiêng liêng, câu chuyện còn mang đến cho ta một tình cảm thủy chung sâu sắc giữa vợ chồng. Tác phẩm nổi tiếng “Tắt Đèn” của Ngô Tất Tố. Hình ảnh chị Dậu trong câu chuyện là biểu tượng của tình thương và người phụ nữ xưa, một người phụ nữ vì gia đình, vì cuộc sống mà gồng mình lên, lầm lũi mà quật cường. Chị yêu thương chồng, con hết mực dù trong hoàn cảnh cuộc sống có khó khăn đến mấy. Dù là người phụ nữ chân yếu tay mềm, nhưng chị sẵn sàng đánh tên lí trưởng để bảo vệ chồng mình.

Câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” lại cho chúng ta thấy một khía cạnh khác của tình thương. Đó là tình cảm của anh em, ngoài tình mẫu tử thì tình anh em chính là cái thước đo vô hạn của tình thương, họ cùng một mẹ, cùng một dòng máu, cùng sống với nhau và lớn lên chẳng gì có thể thay thấy. Tác phẩm cho thấy Thành và Thủy. Tình yêu thương của hai đứa trẻ thật ngây thơ và trong sáng, nhưng cũng đầy chân thành và xúc động.

Ở một khía cạnh khác của văn học, không chỉ đơn thuần là ca ngợi tình thương. Văn học từ xưa đến nay cũng phê phán và lên án những thói hư tật xấu, nhưng khía cạnh chua xót bởi chính cám giỗ làm con người ta trở nên ích kỉ và tàn nhẫn, vô lương tâm. 

Trong cổ tích “Tấm Cám”, chúng ta dễ dàng nhận thấy được sự căm ghét mẹ con Cám trong tác phẩm. Sự ác động mà lòng tham và những phù phiếm đã che lấp đi cái tình người. Và kết cục là cái chết của hai mẹ con, như ý nguyện của ông cha ta, Cái ác sẽ gặp quả báo, dẫu gì ở hiền sẽ gặp lành. Cái dụng ý của bài văn dù là những thói xấu, là chẳng tự hào nhưng lại chỉ ra cho chúng ta thấy cái phải, cái lý vẫn luôn tồn tại và hiện diện trong cuộc sống này. 

Hay sự phê phán một cách đanh thép nhân vật cô bé Hồng độc ác, nham hiểm trong tác phẩm “Những ngày thơ ấu”. Hàng loạt tác phẩm khác cũng đã lên án cái ác, cái dơ bẩn ở lòng dạ con người bị che lấp bởi sự nhỏ nhen và ích kỉ, cái vô lương tâm trong xã hội như “Tắt Đèn” với tên cai lệ và người  nhà lý trường, hay “Sống chết mặc bay” với tầng lớp cai trị độc ác”.

Đồng thời, văn học cũng khơi gợi lòng trắc ẩn và tình thương của người đọc thông qua các tình tiết đáng thương và bất hạnh. Hình ảnh đứa bé tội nghiệp trong tác phẩm “Cô bé bán diêm”, cho thấy cuộc sống có những lúc trớ trêu như thế với con người, hay số phận truân chuyên, tủi nhục của Thúy Kiều trong “Đoạn Trường Tân Thanh đều khiến chúng là phải xúc động và thương cảm. Việc khơi dậy tình thương của người đọc trong từng tác phẩm văn học cũng chính là điều mà mỗi tác giả, mỗi người yêu văn học hướng tới.

Cần đúc kết lại tình yêu thương về cuộc sống ngày nay. Khi mọi thứ đã quá hiện đại và trở nên sô hô. Con người ta lại quên đi tình yêu thương cần phải luôn tồn tại, họ bị sự ồn ào của cuộc sống, bị lu mờ bởi vật chất nên để tình yêu thương nguội lạnh. Vì cái tôi, vì cuộc sống đơn điệu của bản thân mà họ bỏ mặc những thứ xung quanh. 

Cuộc sống này bạn có thể tự thấy được dù có gặp tai nạn họ cũng chỉ đứng xen, thấy người ta đánh nhau thì chụp hình, thấy người ăn xin thì lãng tránh. Có hay không con người ta là vì sợ hay vì quên lãng yêu thương. Dần dà, có nhiều người đã mắc căn bệnh “Vô Cảm”, bị dửng dưng trước những hoàn cảnh đáng thương, sợ giúp đỡ người khác, sợ bị mang vạ vào thân…. Chỉ vì sợ mà họ bỏ đi cái tình thương trong tâm can. 

Nói đi cũng phải nói lại, tại sao có người lợi dụng tình thương để quy đổi về tiền bạc. Họ lợi dụng và biến tình thương thành thứ xa xỉ mà tiền đôi khi không đánh giá được. Vì vậy, họ không biết nói tiếng sẻ chia, cứ khư khư trong vỏ bọc của riêng mình. Và từ đó, luôn sống trong ngờ vực, đố kị, ganh ghét,…Chúng ta nên phê phán, nên chỉ cho họ thấy sống là cần biết cho đi, chứ không chỉ là sự nhận lại, để họ có thể được hòa nhập vào thế giới tràn ngập yêu thương.

Kết bài

Kết bài: Nghị luận về tình yêu thương
Kết bài: Nghị luận về tình yêu thương

 

Sau đó, học sinh có thể đúc kết lại về tình yêu thương. Thật tuyệt vời vì trên thế giới con người luôn xuất hiện tình yêu thương. Mỗi chúng ta hãy nuôi dưỡng trong trái tim mình những viên đá ngũ sắc yêu thương để tô vẻ cho đời màu sắc của hòa bình, của hạnh phúc. Tình yêu thương chính là một phẩm chất đạo đức nhân cách cao quý mà ai ai cũng nên có và phát huy.

Nghị luận yêu thương là một phạm trù văn học rộng lớn không bó hẹp. Yêu thương đồng loại, yêu thương cây cỏ, yêu thương bạn bè, yêu thương mẹ cha, yêu thương tình đồng đội đồng chí, yêu thương bản thân… Chính vì bạn cần nghị luận bằng cách phân tích, dẫn chứng thực tế chi tiết nhất cho loại văn này

[Chọn Lọc] 257 STT Hay – Cap Hay Ngắn Gọn Ý Nghĩa Xúc Tích

 

Bài viết liên quan :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *