Bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ rằm tháng giêng – Văn mẫu lớp 7

Để củng cố kiến thức cho các em học sinh lớp 7 về dạng văn phát biểu cảm nghĩ đặc biệt là phát biểu cảm nghĩ bài thơ “Rằm Tháng Riêng” phục vụ cho đợt ôn tập kiểm tra, thi học kỳ chúng tôi xin giới thiệu bài bài văn mẫu hoàn chỉnh và dàn ý cảm nghĩ về bài thơ ngay sau đây cho các em tham khảo.

Dàn ý phân tích bài thơ “Rằm tháng riêng’’

bai-van-phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-ram-thang-gieng-van-mau-lop-7-1

Bài thơ thể hiện tâm hồn lãng mạn của người thi sĩ, tinh thần lạc quan, yêu đời

Mở bài:

– Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh

– Giới thiệu bài thơ “Rằm tháng giêng”

Thân bài:

* Cảnh đêm trăng tròn ở Tây Bắc (2 câu đầu)

– Cảnh trăng đẹp của đêm rằm, tạo không gian rộng lớn cao ráo

=> Đêm trăng tròn nhất, đẹp nhất

– Sông xuân, nước xuân, trời xuân

=> Khung cảnh đầy sức sống của mùa xuân Tây Bắc

=> Tất cả dựng lên một bức tranh thiên nhiên của mùa xuân trong một đêm “ lồng lộng trăng soi” thật rộng lớn, bat ngát và tràn đầy sức sống.

* Hình ảnh con người hoạt động cách mạng trong đêm trăng (2 câu cuối)

– “bàn việc quân”: bàn việc kháng chiến, bàn việc chiến đấu chống quân thù

– Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền” như ý nói sự lan toả của ánh trăng xung quanh những con người cách mạng qua đó thể hiện ước muốn, khát vọng kháng chiến thành công tốt đẹp

=> Sự ung dung, lạc quan của Người luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của đất nước, tâm hồn giao cảm như muốn hoà quyện với ánh trăng làm bạn với thiên nhiên Tây Bắc.

Kết bài:

– Giá trị nội dung bài thơ: vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc bao trùm lên con người cách mạng, tuy hai mà một như muốn hoà quyện vào với nhau dưới ánh trăng soi cùng với phong thái ung dung, lạc quan của Bác tạo nên một sức sống mãnh liệt trong bức tranh mùa xuân.

– Giá trị nghệ thuật: Bài thơ gốc được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và bản dịch sang thể thơ lục bát, sử dụng hình ảnh thơ rất bình dị và gần gũi

Bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” 1

bai-van-phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-ram-thang-gieng-van-mau-lop-7-2

Ân chứa trong bài thơ là khát khao mãnh liệt mong kháng chiến sẽ thành công

Hồ Chí Minh (1890-1969) quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Xuất thân là người con trong gia đình nho giáo, Người không chỉ là nhà lãnh tụ vĩ đại của dân tộc mà còn là một nhà thơ, nhà văn. Được biết đến là một nhà thơ có tình yêu thiên nhiên vô cùng mãnh liệt đặc biệt là vầng trăng, bài thơ “Rằm tháng giêng” là minh chứng cho điều này.

Tác phẩm được sáng tác vào năm 1948 ở khu Việt Bắc, giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Dưới ánh trăng của đêm ngày rằm Bác cùng các đông đội của mình ngồi lại với nhau bàn bạc về chiến lược cách mạng, cũng từ đó Bác lấy nguồn cảm hứng dưới ánh trăng đầy thuyền cho đời bài thơ để ghi lại khung cảnh tuyệt đẹp của mùa xuân Tây Bắc. Bài thơ được Bác viết khi vừa tan cuộc bàn bạc với các đồng đồi và trên đường trở về bằng một con thuyền trùng vào thời điểm đêm đã về khuya ánh trăng rằm đã lên cao. Một hình ảnh không chỉ lãng mạng tuyệt thế mà còn ẩn chứa một ước muốn, khao khát cho một cuộc kháng chiến đi đến thành công tốt đẹp.

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền

Mở đầu bài thơ là hai câu thơ viết về cảnh đẹp đêm trăng rằm ở Tây Bắc, “Rằm xuân lồng lộng trăng soi” đọc câu thơ ta có thể hình rung ra được phần nào của khung cảnh đang hiện hữu trước mắt nhà thơ. Có thể nói đây là một đêm trăng tròn đẹp tuyệt hỏa mới khiến Người say mê đến vậy, trăm vào đúng độ đêm rằm khiến cho ánh trăng cũng cao hơn sáng hơn mọi ngày. Câu thơ thứ hai lại mở ra một khung cảnh mùa xuân đang tràn đầy sức sống “Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân” giúp người đọc như có cảm giác mọi vật đang hòa quyện lại với nhau một cách hài hòa trong tâm trạng vui tươi, rạng rỡ. Có thể thấy chỉ trong một câu thơ mà tác giả sử dụng nhiều hơn một lần từ “xuân” nếu trong bản gốc của bài thơ thì chỉ riêng câu thơ đã được Bác lặp lại ba từ xuân “Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên” tạo điểm nhấn để ghi lại thời điểm đẹp nhất của thiên cùng diễn ra tại một thời điểm. Và với Bác luôn là hình ảnh coi trăng như một người bạn tri kỉ, luôn đồng hành cùng Người trên mọi nẻo đường cách mạng, thế nhưng đêm trăng hôm nay lại là một đêm đặc biệt vì nó ghi ấn lại chiến công của dân tộc ta. Sắc xuân tràn đầy sức sống cũng như là chính dân tộc ta đang mang trong tim một sức sống tiềm tàng, mãnh liệt.

Bước sang hai câu thơ cuối Người lại bớt chút thơ mộng để quay về với thực tại:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Trở về với công việc của Người đó chĩnh là “ bàn việc quân”, giữa dòng sông xuân Người và các đồng đội của mình cùng nhau bàn bạc việc quân để tiến đến là bảo vệ đất nươc. Hình ảnh trăng trong thơ của Người xuân hiện mỗi lúc một nhiều hơn, từ một ánh trăng lẻ đơn một mình cho đên “trăng ngân đầy thuyền”, ánh trăng sáng soi xuống mặt hồ trải đầy trên con thuyền như muốn vui cùng Người ngay lúc này tạo nên không gian thật lãng mạn.

Bài thơ dù chỉ với bốn câu thơ cũng đã cho ta rất nhiều giá trị từ nội dung đến nghệ thuật. Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt nhưng các hình ảnh thơ lại mang trậm nét cổ điền tạo cảm giác gần gũi, bình dị trong chất thơ của Người. Kết hợp với vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc đang bao trùm lên con người cách mạng, tuy hai mà một như muốn hoà quyện vào với nhau dưới ánh trăng soi cùng với phong thái ung dung, lạc quan của Bác tạo nên một sức sống mãnh liệt trong bức tranh mùa xuân.

Bài văn phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng” 2

bai-van-phat-bieu-cam-nghi-ve-bai-tho-ram-thang-gieng-van-mau-lop-7-3

Dù bàn việc quân nhưng cũng không thể làm ngơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

Trong thơ ca xưa, trăng luôn là đề tài lãng mạn mà các nhà thơ hướng đến để thể hiện tâm hồn đồng điệu của nhân vật trữ tình với thiên nhiên, bởi lẽ trăng luôn là nơi bắt nguồn cho những cảm hứng về vẻ đẹp thiên nhiên trữ tình nên được rất nhiều các nhà thơ nổi tiếng chọn làm chủ đề sáng. Đặc biệt với Hồ Chí Minh thì trăng là một đề tài bất tận trong các tác phẩm của người, điều này được thể hiện rõ nhất trong bài thơ “Rằm tháng giêng”. Đây là một tác phẩm đáng để tự hào khi nhắc đến kho tàng sáng tác về trăng của Bác, bài thơ thể hiện được sự ung dung, lạc quan của Bác trên mọi trặn trận cách mạng, dù là ở nơi đâu tại thời điểm nào đi nữa.

Bài thơ “Rằm tháng giêng” được sáng tác năm 1948, thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo bản nguyên tác thì bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt với tựa đề “Nguyên tiêu”

“Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên

Xuân giang, xuân thủy tiếp xuân thiên

Yên ba thâm xứ đàm quân sự

Dạ bán quy lại nguyệt mãn thuyền”

Nhưng được dịch sang thể thơ lục bát với tên là “Rằm tháng giêng”

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân

Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Mở đầu bài thơ là hình ảnh trăng rằm mở ra một không gian rộng lớn, vầng trăng tròn sáng tỏa sáng khắp cả không gian nối tiếp với một loạt nét đẹp của mùa xuân “sông xuân”, “nước xuân”, “trời xuân”. Tác giả như đang có một cảm xúc rất mãnh liệt, rất muốn được hòa quyện mọi thư lại là một chỉ trong một câu nói qua đó thể hiện được tinh thần của người khi đang ngắm nhìn trăng cũng rất mạnh mẽ muốn đạt được kết quả nào đó thật nhanh chóng. Mọi vật được gắn trên mình cái nét xuân tượng trưng cho tuổi trẻ nhiệt huyết, sẵn sàng hi sinh sẵng sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Thế nhưng cái nhiệt huyết ấy khi được ánh “trăng soi” lại có phần ngọt ngào, thơ mộng hơn tạo cho nhân vật trữ tình có khoảng không gian riêng tạm ẩn lòng vào ánh trăng xa. Thế nhưng sự ngọt ngào ấy chợt đến mà đã vội đi ở ngay câu thơ tiếp theo, hai câu thơ cuối là hình ảnh những con người cách mạng đang bàn việc quân dưới ánh trăng:

“Giữa dòng bàn bạc việc quân

Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Trên chiếc thuyền giữa dòng sông trăng lại bắt gặp hình ảnh những người anh hùng cách mạng đang cùng nhau bàn việc nước, khung cảnh chính trị đan xen khung cảnh thơ mộng quả là một sự phối hợp hài hòa mà rất tự nhiên. Đến khi cuộc họp vừa kết thúc cũng là lúc trăng đã lên cao nhất thì Người trở về nghỉ ngời băng chiếc thuyền đầy ắp ánh trăng. Dòng sông lúc này yên tĩnh hơn với ánh sáng trăng làm cho mặt hồ trong veo lấp lánh ánh vàng như dâng lên trong lòng Bác một niềm vui tin vào chiến thắng của nhân dân. Trăng như muốn trải đầy khắp con thuyền để cùng Bác tiếp thêm sức mạnh ý trí kiên cường cho các đồng chí cách mạng, muốn san sẻ cùng bác những tâm sư nguyện vọng trong lòng lúc này. Với phong thái ung dung, lạc quan của tác giả đã tao ra hình ảnh nghê thuật tinh tế trong khung cảnh mùa xuân của núi rừng Tây Bắc.

Bài thơ “Rằm tháng giêng” viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt và bản dịch sang thể thơ lục bát, sử dụng hình ảnh thơ rất bình dị và gần gũi. Vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc bao trùm lên con người cách mạng, tuy hai mà một như muốn hoà quyện vào với nhau dưới ánh trăng soi cùng với phong thái ung dung, lạc quan của Bác tạo nên một sức sống mãnh liệt trong bức tranh mùa xuân.

Bài phân tích trên giúp các em củng cố về nội dung, nghệ thuật của bài thơ và cũng là tư liệu để các em tham khảo cách phân tích bài thơ một cách mạch lạc hơn, các em học sinh và các bậc phụ huynh hãy tham khảo bài viết và hướng dẫn cho con em mình viết bài văn hoàn chỉnh theo hướng cảm nhận của riêng các em nhé.

Bài viết liên quan :

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *